Tin tức vay vốn

Phó thống đốc: Tín dụng đang tăng tích cực

Ông Đào Minh Tú cho biết, đến cuối tháng 9, vốn ngân hàng bơm cho nền kinh tế đã tăng trưởng 6,1% trong khi con số này cuối tháng 8 chỉ là 4,3%. Thông tin trên được ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10. “Quý I tăng trưởng rất chậm, quý II có chiều hướng tăng nhanh hơn một chút nhưng vẫn chậm”, ông bình luận. Việc tín dụng tăng 1,8 điểm % chỉ trong tháng 9 được ông đánh giá là dấu hiệu tích cực trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, nhất là nhóm nông nghiệp, sản xuất, thậm chí là cả dịch vụ, vốn đang rất khó khăn. Theo ông, doanh nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, linh hoạt khi sẵn sàng tiếp cận vốn vay mới khi các khoản nợ cũ được giãn, hoãn hay cơ cấu lại. Phó thống đốc cho biết, trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt, xuất khẩu được phục hồi, tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt 8-10%. Tuy nhiên, để đạt được điều này, ông cho rằng phải cơ cấu lại các khoản nợ, lãi đến hạn, đặc biệt là giảm lãi suất điều hành. Ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong một cuộc họp tháng 6. Ảnh: Anh Minh. Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay đã thực hiện hoạt động này 3 lần, tổng mức giảm khoảng 1,5-2%, tạo ra nguồn vốn giá rẻ cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đưa ra vốn vay lãi suất thấp cho doanh nghiệp. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng tìm cách giảm chi phí để có thêm điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Dù đồng tình với các giải pháp giảm lãi suất, chi phí nhằm kích thích doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương lưu ý, nguồn tiền này không phải là vốn cho không. Đây là vốn thị trường, phải dựa vào nguyên tắc cung, cầu. Theo ông, dù tăng trưởng tín dụng tích cực nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay hay muốn vay. Điều tiên quyết với doanh nghiệp là có thể giải quyết được vấn đề đầu ra. Nếu không có đầu ra, nhu cầu vay vốn là không có, ông Phương nói. Ngân hàng thừa tiền 14 Lãi suất thấp vẫn khó đến tay doanh nghiệp Phương Ánh

Tin tức vay vốn

Thêm nhiều trường hợp không được vay vốn ngân hàng từ ngày 1/9

Tôi muốn hỏi có phải Ngân hàng Nhà nước vừa bổ sung 4 trường hợp không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng từ ngày 1/9, trong đó có việc vay để góp vốn lập công ty? (độc giả Thanh Hiếu) Luật sư tư vấn Khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2023) đã thêm 4 trường hợp những nhu cầu vốn không được tổ chức tín dụng cho vay, bao gồm: 1. Để gửi tiền. 2. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. 3. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. 4. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: – Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. – Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. Đồng thời, Thông tư 06/2023/TT-NHNN tiếp tục quy định 6 trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay vốn (về cơ bản giống như quy định hiện hành tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN), bao gồm: 5. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư. 6. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. 7. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư. 8. Để mua vàng miếng. 9. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. 10. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: – Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ. – Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Luật sư Phạm Thanh Hữu Đoàn luật sư TP HCM

Tin tức vay vốn

VIB hỗ trợ khách hàng vay bổ sung vốn lưu động

VIB triển khai chương trình vay nhanh bổ sung vốn lưu động, tối đa lên tới 15 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân từ ngày 27/3. Theo đó, khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh cá thể hoặc chủ doanh nghiệp siêu nhỏ có giao dịch thường xuyên qua tài khoản VIB có thể vay tối đa 100% nhu cầu vốn, hạn mức lên tới 15 tỷ đồng, ưu đãi lãi suất lên tới 2% (chỉ từ 9,5% một năm). Thời gian cấp hạn mức vốn lưu động lên đến 24 tháng. VIB hỗ trợ khách hàng vay bổ sung vốn lưu động cho khách cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: VIB Bên cạnh đó, ngân hàng cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi về phí giao dịch cho khách hàng thông qua gói tài khoản iBusiness và sBusiness. Khách hàng được miễn phí tài khoản số đẹp, miễn hoàn toàn phí giao dịch (gồm phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền, phí nộp, rút, kiểm đếm tại quầy, phí duy trì thẻ IDC, phí rút tiền tại ATM). Gói tài khoản iBusiness có hạn mức giao dịch lên tới 5 tỷ đồng một ngày phù hợp với khách hàng cá nhân kinh doanh có nguồn tiền luân chuyển thường xuyên. Ngân hàng hiện miễn phí quản lý gói tài khoản cho khách hàng tham gia lần đầu. Đại diện VIB chia sẻ, ngân hàng mong muốn đem đến cho cá nhân và doanh nghiệp cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay nhanh chóng, linh hoạt với chi phí hợp lý, giúp khách hàng có thêm lực đẩy để mở rộng sản xuất, kinh doanh và gia tăng lợi nhuận trong thời gian tới.

Tin tức vay vốn

Đơn giản thủ tục vay vốn hỗ trợ doanh nghiệp

VTV.vn – Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định chính thức cho phép cho vay bằng phương tiện điện tử. Nhiều công đoạn trong quá trình vay vốn, cũng đã được rút gọn nhờ ứng dụng số. Công khai lãi suất cho vay, khơi thông tín dụng Lãi suất cho vay mua nhà ở mức thấp Thủ tướng yêu cầu ngân hàng công khai lãi suất cho vay trước 10/4 Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm Tín dụng bắt đầu có tín hiệu phục hồi sau 2 tháng tăng trưởng âm. Tính đến 29/3, theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đã tăng 1,3% so với cuối năm 2023. Không chỉ cạnh tranh bằng lãi suất thấp, các ngân hàng tăng cường ứng dụng số, đơn giản thủ tục vay nhằm tạo điều kiện tiếp cận vốn tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên phải làm việc với các nhà thầu, các nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp xây dựng cần nguồn vốn sẵn sàng để kịp tiến độ dự án thay vì phải đến ngân hàng nộp hồ sơ như trước, hiện giờ có thể làm thủ tục vay vốn trực tuyến, ngay tại văn phòng. Họ được ngân hàng cấp 1 hạn mức vay thấu chi, nguồn vốn này sẵn sàng giải ngân ngay khi có nhu cầu. Ông Nguyễn Ngọc Kiên – Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư xây dựng và bất động sản Lanmak cho biết: “Khi đã có một hạn mức thấu chi, gần như doanh nghiệp sẽ chủ động được rất nhiều trong việc thanh toán đến hạn với các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ, thanh toán lương của các bộ công nhân viên, việc đó làm uy tín của doanh nghiệp nâng cao, công việc triển khai thuận lợi hơn”. Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng phát triển các dịch vụ số tiện ích hơn cho người dùng, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định chính thức cho phép cho vay bằng phương tiện điện tử. Hiện nhiều công đoạn trong quá trình vay vốn, cũng đã được rút gọn nhờ ứng dụng số. “Thông qua số hóa, ngân hàng triển khai gia tăng nhiều tiện ích như mở tài khoản online, thấu chi online với hạn mức 5 tỷ đồng, và triển khai nhiều dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, mua bán online”, ông Đinh Ngọc Dũng – Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng Doanh nghiệp SHB thông tin. Bà Phùng Nguyễn Hải Yến – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết: “Chúng tôi sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, ngoài việc giảm lãi suất để hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng thì chúng tôi đưa ra nhiều chính sách liên quan đến giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ khách hàng trong quá trình có thể triển khai các apply hồ sơ online để khách hàng được giảm chi phí và tiếp cận tín dụng của ngân hàng”. Nhằm đơn giản thủ tục, 1 số ngân hàng cũng cho phép vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo, đánh giá tín nhiệm của người vay dựa trên phân tích dữ liệu lớn, thu thập được về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đổi lại, những doanh nghiệp muốn vay tín chấp đòi hỏi phải minh bạch thông tin, và có kế hoạch kinh doanh khả thi. VTV.vn

Tin tức vay vốn

Những lưu ý doanh nghiệp cần tìm hiểu khi vay vốn

Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các hình thức vay, lãi suất, hạn mức vay, quy trình tín dụng để lựa chọn ngân hàng và gói vay phù hợp. Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định nền kinh tế Việt Nam đang trên lộ trình phục hồi sau hai năm bị tổn thương. Mặc dù môi trường toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi theo dự báo cơ sở. GDP dự kiến sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, khi các hoạt động kinh tế tiếp tục quay lại trạng thái bình thường. Trong bối cảnh vĩ mô có nhiều nét tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng tiến triển tốt hơn, tăng mạnh cả về quy mô và chất lượng tài sản. Nhiều doanh nghiệp đã thích ứng linh hoạt và có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, khiến nhu cầu vốn tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nên chọn nguồn vốn vay chính thức, tránh vay “tín dụng đen” với lãi suất cao và nhiều rủi ro, cân nhắc gói vay phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là những lưu ý khi doanh nghiệp vay ngân hàng để bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh: Hình thức vay Các ngân hàng thương mại áp dụng hai hình thức vay vốn chính: vay có tài sản bảo đảm (thế chấp) và vay không có tài sản bảo đảm (tín chấp). Khách hàng trước khi quyết định ký hợp đồng vay cần cân nhắc lựa chọn hình thức vay phù hợp theo mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính và điều kiện tài sản thế chấp. Vay thế chấp là hình thức cho vay truyền thống và quen thuộc với doanh nghiệp, có các đặc điểm nổi bật như có thể vay trong thời gian dài, lãi suất thấp và lãi trả theo dư nợ giảm dần, số tiền vay phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Song, quá trình xem xét thường thận trọng và mất nhiều thời gian. Còn vay tín chấp hoàn toàn dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp để thực hiện yêu cầu vay. So với vay thế chấp, lãi suất vay tín chấp cao hơn. Tuy nhiên, sản phẩm tài chính này có tính linh hoạt chi trả, tốc độ giải ngân vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này thường hấp dẫn đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người cần cải thiện dòng tiền trong ngắn hạn. Đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, do quy mô vốn thấp, thiếu hoặc không có tài sản bảo đảm, thì hình thức vay tín chấp sẽ là điểm tựa lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Anh Vũ Trọng Mạnh, điều hành công ty xuất khẩu nông sản cho biết, với các khoản vay tín chấp, tình trạng khan hàng không còn là mối đe dọa đối với doanh nghiệp. “Do đặc thù hàng hóa theo mùa vụ, doanh nghiệp chúng tôi phải tích trữ hàng nên thường xuyên cần bổ sung vốn trong ngắn hạn. Vì vậy, vay tín chấp là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi”, anh Mạnh chia sẻ. Bên cạnh hình thức vay thế chấp, nhiều ngân hàng cung cấp nhiều gói vay tín chấp phù hợp với các doanh nghiệp. Có thể kể đến như Chương trình tài trợ vốn không tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp của MSB. Theo đó, doanh nghiệp có thể vay tín chấp siêu tốc bổ sung vốn lưu động tới 15 tỷ đồng, hoàn toàn trực tuyến. Lãi suất vay Doanh nghiệp rất quan tâm đến lãi suất, từ đó đưa ra kế hoạch trả nợ gốc và lãi phù hợp. Mỗi gói vay, hình thức trả lãi (trả cuối kỳ hoặc trả đều hàng tháng) sẽ có mức lãi suất khác nhau và mỗi ngân hàng cũng có cách tính lãi khác nhau. Ngoài ra, lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe tài chính, uy tín doanh nghiệp, đánh giá dự án theo quy định của từng ngân hàng và mặt bằng chung của thị trường. Cách tính lãi suất được ghi cụ thể trong hợp đồng vay. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay thế chấp đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp thường dao động từ 6,8%-9%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt là những doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, vay tiền đầu tư kinh doanh. Với hình thức vay tín chấp, lãi suất thường cao hơn. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn dựa trên dư nợ giảm dần. Đây được cho là điều kiện có lợi dành cho người đi vay. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi với mức lãi suất cạnh tranh. Như MSB giảm 0,5% lãi suất khi doanh nghiệp đăng ký và nộp hồ sơ vay tín chấp online. Hiện nay, khách hàng doanh nghiệp vay vốn có thể ước tính lãi dự kiến qua các công cụ tính toán tự động trên ứng dụng và trang web của ngân hàng. Dựa vào đó, doanh nghiệp có cơ sở so sánh các phương án vay khác nhau và chọn ra gói vay phù hợp, lên kế hoạch trả gốc và lãi. Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng sẽ được ngân

Lên đầu trang